Cách viết chữ Kanji

Ngày đăng: 08/03/2016

Đối với học sinh ở Nhật, nhiều khi học hết cấp 1, cấp 2 vẫn chưa có thể đọc hết tất cả các chữ Hán tự ghi trên mặt báo. Đó có thể là những chữ Hán tự cổ hay đó là chữ Hán tự ít gặp hoặc từ đó thường thấy dưới dạng chữ Hiragana hay Katakana. Vì đa phần báo chí Nhật là viết bằng chữ Kanji nên nếu học sinh Nhật Bản chưa học hết chữ Kanji thì cũng chưa thể đọc hết một tờ báo tiếng Nhật. Bởi thế ai học tiếng Nhật cũng nhận thấy tầm quan trọng cũng như độ “khó nuốt” của bộ chữ kanji trong tiếng Nhật

 

Cách viết chữ Kanji

1. Nét trên -> nét dưới, nét trái -> nét phải

Đây là quy tắc cơ bản trong việc viết chữ Kanji, ví dụ với chữ 一 (いち : số 1). Chữ này có 1 nét duy nhất, được kéo từ trái qua phải. Chữ 三 (さん : số 3) có 3 nét, mỗi nét đều theo quy tắc viết từ trái qua phải, và lần lượt viết từ nét trên rồi xuống nét phía dưới.

Với các chữ có nhiều thành phần ghép lại, các bạn cũng áp dụng quy tắc tương tự, thành phần (hay bộ) ở trên thì viết trước, kết hợp với bên viết nét bên trái rồi tới nét bên phải. Ví dụ chữ : 星 (ほし: ngôi sao), có thành phần bên trên là chữ Nhật 日 (日: ngày), sẽ được viết trước, tiếp theo là chứ sinh 生(うまれる:sinh ra) được viết sau.

2. Nét ngang -> nét dọc

Với những chữ có cả nét ngang và nét dọc, chúng giao nhau thì nét ngang thường được viết trước, nét dọc được viết sau (khi đó bút sẽ kết thúc ở vị trí phía dưới, thỏa mãn quy tắc số 1). Ví dụ chữ 十 (じゅう : mười) có 2 nét. Chúng ta sẽ viết nét ngang (一) trước, sau đó mới viết nét sổ xuống còn lại

3. Nét sổ thẳng, nét xuyên ngang chữ được viết sau cùng

Những chữ có 1 nét kéo từ trên xuống dưới, xuyên qua nhiều nét khác, gọi là nét sổ thẳng, chúng sẽ được viết sau cùng. Giống như trong chữ : 事(こと việc, trong : 仕事 しごと :công việc).

Những chữ có nét ngang xuyên qua chữ, ví dụ như chữ 母 (はは : mẹ), có 1 ngang ở giữa chữ, thực ra chữ này các bạn viết dấu chấm cuối cùng theo quy tắc 1 cũng OK 😀

4. Nét xiên sang trái được viết trước nét xuyên sang phải (phù hợp với quy tắc trái trước phải sau)

Ví dụ chữ 文 (ぶん : văn), sau khi viết bộ miên (cái nắp úp bên trên), chúng ta sẽ viết nét sang trái (ノ) trước sau đó mới viết nét sang phải.

5. Với các chữ đối xứng, viết phần ở giữa trước

Ví dụ chữ 承 (trong chữ 承知 しょうち : biết), có 2 phần gần như giống nhau và đối xứng nhau, khi đó ta viết phần chữ bên trong trước, rồi phần đối xứng bên ngoài thì viết bên trái trước, bên phải sau.

6. Phần bao quanh viết trước, phần bên trong viết sau.

Với ác chữ có các khung bao quanh (có thể không khép kín như chữ 月), chúng ta sẽ viết phần bao quanh trước, sau đó mới viết phần bên trong. Ví dụ chữ : 囚 (trong chữ 囚人 しゅうじん : tù Nhân), chúng ta sẽ viết chữ khẩu (口) bên ngoài, sau đó mới viết tới chữ nhân (人) bên trong.

7. Với phần bao quanh chữ, viết nét dọc từ trên xuống được viết trước tiên

Ví dụ chữ 口(くち: miệng), thì nét dọc từ trên xuống (|) được viết trước, sau đó mới tới nét kéo sang phải và liền 1 nét xuống dưới, cuối cùng mới là nét ngang dưới (_) để đóng chữ chữ khẩu.

8. Với phần bao quanh chữ có nét cuối cùng ở dưới đáy chữ, thì nét đáy được viết sau

Ví dụ chữ 道(みち:con đường), phần chữ 首(くび:cổ) được viết trước, sau đó mới viết phần bao bên ngoài.

9. Nét chấm nhỏ được viết sau cùng

Ví dụ chữ 玉 (たま : viên ngọc), thì dấu chấm nhỏ được viết sau cùng.

 

Nguồn: YeuThichVanHoaNhatBan

Đăng ký tư vấn ngay để nhận ưu đãi!

Hỗ trợ trực tuyến
image
Ms.Thông
Hotline tư vấn: 0963.225.662
FANPAGE