Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe cụm từ “Văn hóa xấu hổ” nhưng đây chính xác là nét văn hóa đang hiện hữu trong con người Nhật Bản.
Tại sao lại có văn hóa xấu hổ của người Nhật?
Văn hóa xấu hổ tại nước Nhật được coi là nét đẹp văn hóa tại đất nước này. Khi bạn có dịp được đến Nhật Bản các bạn sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn. Với người Nhật Bản, văn hóa xấu hổ không phải sự tự nhận thức hoặc kiểm điểm mang tính đạo đức đối với các hành vi của bản thân. Mà nó là việc quyết định hành vi của mình dựa trên những cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá, phán xét của người khác.
Nói một cách dễ hiểu và đơn giản thì văn hóa xấu hổ đối với người Nhật Bản đó là việc lo sợ bị xấu hổ trước người khác.
Nguồn gốc của văn hóa xấu hổ tại Nhật Bản
Lý do đầu tiên có thể giải thích cho nét văn hóa Nhật Bản đặc biệt này đó là do Nhật là một quốc gia theo thần giáo, do vậy họ rất e ngại việc phải đương đầu với dư luận của xã hội. Từ nguồn gốc này mà nhiều người thường nhận xét rằng, không một quốc gia, dân tộc nào đặt nặng việc giữ thể diện trước mặt người khác như người Nhật.
Những ví dụ điển hình cho văn hóa xấu hổ của người Nhật.
Hình ảnh điển hình cho nét văn hóa xấu hổ của người Nhật chính là các võ sĩ Samurai. Người Nhật từng có câu nói rằng: “Võ sĩ khi đói thì ngậm tăm” có nghĩa là cho dù có nghèo đói, túng thiếu tới mức nào đi chăng nữa thì các võ sĩ Samurai vẫn không đươc để lộ sự túng thiếu của mình mà vẫn phải giả vờ ngậm tăm như đã ăn no nê để giữ thể diện.
Một ví dụ khác vẫn về những người anh hùng của dân tộc Nhật Bản chính là tục mổ bụng để bảo toàn danh dự của giới võ sĩ Nhật Bản. Nhiều người cho rằng đây là hành động mang tính cực đoan nhưng với người Nhật thì quan niệm sinh tử như vậy là một “mỹ đức”.
Khi đến Nhật, các bạn sẽ cảm nhận rất rõ văn hóa xấu hổ của người Nhật.
Gần đây người Nhật nhận thấy văn hóa xấu hổ đang ngày một gia tăng mạnh mẽ trong xã hội. Điển hình như nếu bạn mới đến Nhật và chưa từng biết tới văn hóa xấu hổ của họ thì bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng và cảm thấy bối rối với sự lạnh nhạt, xa cách của người Nhật trong lần đầu gặp mặt.
Một vấn đề nữa mà văn hóa xấu hổ đang tác động tới người Nhật chính là “tật” né tránh giao tiếp, từ chối tham gia vào các hoạt động xã hội hay nghiêm trọng hơn chính là tình trạng ngại kết hôn của thanh niên Nhật Bản.
Biết và hiểu được nét văn hóa xấu hổ của người Nhật, bạn sẽ không còn bị bất ngờ trong lần đầu giao tiếp khi đi đến Nhật, cũng như sẽ hiểu và nhanh chóng có thêm kinh nghiệm khi giao tiếp với bạn bè và người dân bản địa nơi đây.